Thẻ: nguoi-nuoc-ngoai

Danh sách các dự án nhà ở cho người nước ngoài tại Hà Nội

Danh sách các dự án nhà ở cho người nước ngoài tại Hà Nội

Dưới đây là danh sách các dự án nhà ở cho người nước ngoài tại Hà Nội. Danh sách này vừa được thành phố Hà Nội công bố thời gian gần đây.

Danh sách nhà ở cho người nước ngoài ở Hà Nội

1. Dự án Khu nhà ở Ngân Hà Vạn Phúc

2. Khu nhà ở Him Lam Vạn Phúc

3. Dự án đầu tư công trình hỗn hợp nhà ở, văn phòng và trung tâm thương mại tại 265 Cầu Giấy của liên danh Công ty Cổ phần Hóa chất và vật tư khoa học kỹ thuật và Tập đoàn FLC;

4. Dự án nhà ở cao tầng kết hợp hành chính đơn vị ở tại ô đất NO-CT2 thuộc dự án Hải Đăng City của Công ty Cổ phần đầu tư Địa ốc Hải Đăng;

5. Dự án Mipec Riverside của Công ty Cổ phần hóa dầu Quân đội;

6. Dự án khu chung cư quốc tế Hoàng Thành City của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng Hoàng Thành;

7. Dự án Dreamland Plaza của liên danh Công ty Cổ phần Xây lắp Giao thông công chính và Công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Vinaland; Dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch tại xã Ninh Hiệp;

8. Dự án Goldmark City của Công ty Cổ phần thương mại quảng cáo, xây dựng, địa ốc Việt Hân.

9. Dự án nhà ở chung cư để bán cho cán bộ chiến sỹ công an TP. Hà Nội;

10. Dự án xây dựng lại khu tập thể 30A Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm;

11. Dự án khu nhà ở thấp tầng để bán tại số 2A, ngõ 85 phố hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân…

du-an-nha-o-nguoi-nuoc-ngoai-ha-noi

Vì sao người nước ngoài chỉ được mua nhà ở những khu dự án nhất định?

Để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần hiểu điều kiện mua nhà ở Việt Nam của người nước ngoài. Cụ thể như sau.

Theo quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2014 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải đáp ứng đủ những điều kiện:

– Được phép nhập cảnh tại Việt Nam;

Có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp; hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

Về thủ tục mua nhà ở Việt Nam cho người nước ngoài, bạn tham khảo tại đây.

Liên hệ nhận tư vấn miễn phí

Bạn liên hệ Hotline 0909 854 850 để được luật sư tư vấn chi tiết hơn. Hoặc truy cập website: dhlaw.com.vn để tìm hiểu thêm nhiều bài viết tư vấn khác. Xin cảm ơn!

 

Điều kiện người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam

Điều kiện người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam

Nhờ hội nhập thế giới mà chính sách mua nhà ở Việt Nam dành cho người nước ngoài được nới lỏng. Tuy người nước ngoài được phép mua nhà tại Việt Nam nhưng cần phải có điều kiện nhất định. Điều kiện người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam gồm những gì? Luật sư công ty luật DHLaw giải đáp vấn đề này tại đây. Mời bạn cùng tham khảo.

điều kiện người nước ngoài mua nhà ở việt nam

Cơ sở pháp lý quy định điều kiện mua nhà cho người nước ngoài

– Luật nhà ở 2014;

– Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở;

Điều kiện để người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

– Đối với chung cư:

Cá nhân nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa chung cư;

Trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương khu vực hành chính cấp phường nhưng có nhiều tòa chung cư thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.

– Đối với nhà ở riêng lẻ:

Trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có:
Dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ dưới 2500 căn: cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà ở trong dự án đó;

Dự án xây dựng nhà ở riêng lẻ 2500 căn: cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 250 căn nhà trong dự án đó;

2 dự án trở lên mà tổng số nhà ở trong các dự án này ít hơn hoặc bằng 2500 căn thì cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% lượng nhà ở của mỗi dự án.

– Thời hạn sở hữu:

Cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở theo các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế: không quá 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền như chủ sở hữu nhà ở Việt Nam;

Khi hết hạn sở hữu: cá nhân nước ngoài được bán, tặng cho. Nếu cá nhân nước ngoài không thực hiện quyền này thì nhà ở đó thuộc sở hữu của nhà nước.

Liên hệ nhận tư vấn miễn phí từ luật sư

Trên đây là tư vấn của luật sư về điều kiện mua nhà tại Việt Nam cho người nước ngoài. Bạn lưu ý, có thể hiệu lực của các văn bản trích dẫn đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn tham khảo bài viết này. Để được tư vấn theo văn bản, quy định mới nhất, bạn hãy liên hệ luật sư tư vấn đất đai tại DHLaw theo thông tin dưới đây.

– Bộ phận Tư vấn Luật Đất đai DHLaw.

– Add: Số 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM.

– Tell: 028 66 826 954

– Hotline: 0909 854 850

– Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

Nguồn: https://dhlaw.com.vn/tu-van-dieu-kien-de-nguoi-nuoc-ngoai-mua-nha-so-huu-nha-tai-viet-nam/

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở Việt Nam được không?

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở Việt Nam được không?

Bạn là người Việt Nam nhưng đang định cư ở nước ngoài? Và bạn đang có ý định về Việt Nam để mua nhà định cư? Thế nên, bạn đang tìm hiểu thủ tục mua nhà dành cho đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài? Bài viết mà công ty luật DHLaw đã tổng hợp và chia sẻ dưới đây rất thích hợp để bạn tham khảo. Mời bạn cùng tìm hiểu tại đây.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được mua nhà ở Việt Nam không

Cơ sở pháp lý

– Luật quốc tịch 2008 sửa đổi năm 2014;

– Luật nhà ở 2014;

– Luật đất đai 2013;

Quy định của pháp luật về việc mua nhà cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Tại khoản 3 Điều 3 luật quốc tịch: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.” Theo đó, người có nguồn gốc Việt Nam là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, theo khoản 1 điều 186 luật đất đai 2013 và Khoản 2 Điều 7 Luật nhà ở 2014, thì: người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Như vậy, người nước ngoài định cư ở nước ngoài nếu có đủ điều kiện thì sẽ được phép mua nhà ở Việt Nam. Tương tự như người Việt Kiều mua nhà ở Việt Nam. Bạn tham khảo thêm thông tin, tại đây.

Điều kiện sở hữu nhà ở đối với người nước ngoài tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2014 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Được phép nhập cảnh tại Việt Nam;

– Có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp; hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua đất tại Việt Nam thông qua 2 hình thức:

– Mua, thuê mua, thừa kế, tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân khác;

– Đất nền nằm trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.

Liên hệ luật sư nhận tư vấn miễn phí

Trên đây là những thông tin cơ bản về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở Việt Nam. Để có được thông tin chi tiết hơn, cụ thể hơn, bạn hãy liên hệ luật sư tư vấn đất đai của DHLaw nhận tư vấn miễn phí.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn Luật Đất đai DHLaw
Add: 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Tell: (028) 66 826 954
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Tham khảo thêm tại: https://dhlaw.com.vn/nguoi-viet-nam-dinh-cu-o-nuoc-ngoai-co-duoc-mua-nha-o-viet-nam-khong/

Điều kiện, thủ tục người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

Điều kiện, thủ tục người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

Hiện nay, người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam là nhiều. Nhu cầu mua nhà ở Việt Nam vì thế cũng gia tăng. Tuy nhiên, điều kiện và thủ tục mua nhà đối với người nước ngoài khá phức tạp. Bạn quan tâm, có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây.

Điều kiện người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam

Pháp luật quy định người nước ngoài được phép mua nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, để mua được nhà, người nước ngoài cần phải đạt đủ các điều kiện cần thiết. Điều kiện này được quy định tại Khoản 2 Điều 159 Luật nhà ở 2014; Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở;

Theo đó, người nước ngoài được phép thuê hoặc mua nhà là căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại. Người nước ngoài không được phép mua nhà ngoài các khu vực nêu trên.

Bên cạnh đó, theo Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP:

– Nếu là tổ chức nước ngoài, cần có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

– Nếu là cá nhân người nước ngoài, cần có:

  • Hộ chiếu còn giá trị;
  • Không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.

Hướng dẫn thủ tục người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam

Hồ sơ sẽ gồm:

+ Đơn đề nghị;

+ Đối với người Việt Kiều cần phải có giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam;

+ Bản sao các giấy tờ chứng minh tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 và đủ điều kiện quy định tại Điều 3 của Nghị quyết số 19/2008/QH12;

+ Bản chính Hợp đồng mua bán;

+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở của bên bán Theo quy định của pháp luật về nhà ở;

+ Biên lai nộp thuế, lệ phí

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nộp tại cơ quan quản lý nhà. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho UBND tỉnh để cấp Giấy chứng nhận.

Bạn liên hệ Hotline 0909 854 850 để được luật sư tư vấn chi tiết hơn. Hoặc tham khảo thêm thông tin TẠI ĐÂY.

Nguồn: DHLaw