Thẻ: tin-tuc

Những bệnh lý thường gặp do ngồi sai tư thế

Những bệnh lý thường gặp do ngồi sai tư thế

Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến tỷ lệ người ở độ tuổi trung niên từ 45-60 mắc các bệnh lý như đau lưng, thoái hóa cột sống, cận thị, hay thậm chí là đột quỵ…ngày càng nhiều. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh cũng như tâm lý của người thân xung quanh. Phần lớn những người này từng là dân văn phòng, họ phải dành 8-12 tiếng mỗi ngày ngồi ghế văn phòng, làm việc cùng máy tính. Các chuyên gia về sức khỏe đã khuyến cáo rằng tư thế ngồi làm việc sai là nguyên nhân hàng đầu gây ra những căn bệnh này. Vậy cách khắc phục là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết: Những bệnh lý thường gặp do ngồi sai tư thế, ngay dưới đây của chúng tôi!

→ Ngồi sai tư thế ảnh hưởng như thế nào?

Người làm việc văn phòng thường phải dành hơn 6 tiếng trên một ngày ngồi trước màn hình máy tính, điều này gây ra những hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngồi nhiều và ngồi sai tư thế khiến quá trình lưu thông máu bị gián đoạn và tác động lớn đến hệ thần kinh cũng như xương sống, tiêu biểu là một số bệnh như sau:

1./ Bệnh xương khớp

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các bệnh xương khớp nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm, thoát hóa cột sống,thoát hóa đốt sống cổ,…đều bắt nguồn từ tư thế ngồi sai. Việc này khiến xương sống chịu một áp lực lớn khiến các sụn xương, đốt sống lưng và đốt sống cổ bị tổn thương nghiêm trọng khiến nguy cơ mắc các bệnh xương sống ngày càng tăng và làm cho quá trình lão hóa xương xảy ra nhanh hơn.

2./ Gù lưng,vóc dáng xấu

Ngồi sai tư thế trong thời gian dài khiến cấu trúc xương trong cơ thể bị ảnh hưởng và biến dạng nghiêm trọng, khiến xương bị cong, gây ra bệnh gù lưng, ảnh hưởng lớn đến vóc dáng con người.

Bên cạnh đó, việc ngồi sai tư thế khiến vùng bụng bị tác động, cơ bụng và cơ lưng không được kéo căng khiến mỡ bị tích tụ lại gây ra tình trạng mỡ bụng mà ngày càng nhiều người mắc phải, ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ của mọi người, nhất là các chị em phụ nữ.

3./ Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Sau khi tiêu thụ thức ăn, các cơ quan nội tạng trong cơ thể như dạ dày, đường ruột cần có không gian để chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng. Thế nhưng khi tư thế ngồi của bạn không đúng, cong lưng hay gập bụng quá lâu sẽ khiến các cơ quan nội tạng bị chèn ép khiến việc tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn từ đó gây ra các vấn đề như ợ nóng, khó tiêu,…Dần dần, những tác động này sẽ làm hệ tiêu hóa và sức khỏe của bạn bị suy yếu.

4./ Stress

Đại học Francisco đã tiến hành một cuộc nghiên cứu và chỉ ra rằng những sinh viên có thói quen ngồi học không đúng tư thế đặc biệt là ngồi không thẳng lưng sẽ ảnh hưởng đến chức năng của cổ và làm giãn dây thần kinh. Những sinh viên này thường dễ rơi vào trạng thái căng thẳng,mệt mỏi hoặc nguy hiểm hơn là dẫn đến trầm cảm.

Ngoài việc gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu hoặc khó thở,việc ngồi không thẳng lưng còn gây ra những cơn đau đầu kéo dài ảnh hưởng đến tâm lý và thần kinh.

5./ Tuần hoàn máu kém

Khi ngồi làm việc không thẳng lưng, con đường lưu thông khí huyến bị thu hẹp khiến các mạch máu bị tắc nghẽn. Điều này có tác động không nhỏ đến quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày, tim mạch,…làm cơ thể suy nhược và ảnh hưởng xấu đến hiệu suất công việc của bạn.

Bên cạnh những căn bệnh thường gặp mà Nội Thất PT kể trên, dân văn phòng cũng có nguy cơ mắc tật cận thị, táo bón, tê bì chân tay,…

→ Cách khắc phục

Những tác động xấu đến sức khỏe mà việc ngồi lâu và ngồi sai tư thế ảnh hưởng đến dân văn phòng là điều không thể phủ nhận. Vậy có những cách nào để khắc phục tình trạng này?

1./ Tư thế ngồi làm việc đúng

Việc đầu tiên mà dân văn phòng nên làm để bảo vệ sức khỏe bản thân là việc điều chỉnh lại tư thế ngồi đúng chuẩn khoa học theo những chỉ dẫn sau:

– Ngồi ngay ngắn: bạn hãy giữ cột sống thẳng và xương chậu nghiêng nhẹ về phía trước, mắt cách màn hình máy tính từ 30-45cm.

– Không ngồi bắt chéo chân: Ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây tổn thương đến dây thần kinh và mô cơ. Thế nên, thay vì ngồi bắt chéo chân, bạn hãy thả lỏng hai chân dưới mặt đất, giữ bắp đùi vuông góc với cẳng chân và điều chỉnh độ cao ghế cho phù hợp.

– Ghỉ giải lao: theo khuyến cáo của các nhà khoa học, nếu phải làm viêc liên tục với máy tính, cứ mõi 30 phút, hãy thư giãn mắt và cổ tay hoặc đứng lên để cảm thấy dễ chịu hơn. Tiến sĩ Pamela McCauley Bush ( Giám đốc phòng thí nghiệm nghiên cứu lao động của ĐH Orlando), để thư giãn, bạn chỉ cần rời khỏi màn hình máy tính và nhìn ra nơi có ánh sáng chói khoảng 20 giây là được.

2./ Chọn ghế làm việc phù hợp

Một cách thức hiệu quả và tiện dụng để tạo ra môi trường làm việc thoải mái và bảo vệ sức khỏe cho dân văn phòng là trang bị thiết bị nội thất đặc biệt là ghế văn phòng theo thiết kế khoa học.

Hiện nay, các loại ghế văn phòng thường được thiết kế dựa trên các tiêu chí bảo vệ sức khỏe người dùng với đa dạng mẫu mã và kiểu dáng khác nhau, dễ dàng cho bạn lựa chọn.

Các mẫu ghế xoay văn phòng, ghế chân quỳ, ghế lưới,…được làm từ chất liệu cao cấp, bọc đệm có tính đàn hồi cao, không bị xẹp lún khi sử dụng trong thời gian dài, tạo cho bạn cảm giác thoải mái. Đặc biệt, các mẫu ghế này thiết kế lưng tựa cong theo hình dáng lưng giúp định hình tư thế ngồi đúng chuẩn, nâng đỡ cột sống giúp đem lại những giây phút thư giãn ngay khi đang làm việc cho dân văn phòng.

Các mẫu ghế nhân viên cũng còn được trang bị thêm gác chân, tay ghế,..hỗ trợ người dùng một cách tối ưu nhất khi cần nghỉ ngơi.

Tham khảo: Ghế thư giãn tiện lợi cho văn phòng

Để tạo được tư thế ngồi làm việc đúng chuẩn cho các bộ nhân viên thì việc chọn mua ghế làm việc ở văn phòng là yếu tố đầu tiên mà các công ty, doanh nghiệp nên cân nhắc. Một sản phẩm ghế phù hợp không chỉ có chất lượng tốt, đạt yêu cầu về tính thẩm mỹ mà còn phải có kích thước phù hợp với vóc dáng người Việt.

→ Vậy mua ghế văn phòng ở đâu?

Nội Thất PT là địa chỉ cung cấp các mặt hàng ghế văn phòng tại quận Thủ Đức nói riêng cũng như trên toàn địa bàn TP Hồ Chí Minh và rộng khắp cả nước với độ uy tín và chất lượng cao. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm ghế văn phòng giá rẻ, Nội Thất PT đã giúp khách hàng có những trải nghiệm thoải mái và dễ chịu ngay trong giờ làm việc.

Các mẫu ghế của cửa hàng chúng tôi đều là ghế văn phòng nhập khẩu nguyên chiếc không qua trung gian, đảm bảo giá thành hợp lý.

Địa chỉ liên hệ:

– ĐC xưởng 1: Mỹ Phước, Bến Cát, Bình Dương

– ĐC xưởng 2: Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, TPHCM

– Showroom bán hàng: 351/4 Quốc lộ 13, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức

– Kho hàng: KDC Nam Long, Quận 9, TPHCM

– Hotline: 0938 489 108

– Email: congtynoithatpt@gmail.com

Quý khách có thể đến trực tiếp xưởng hoặc showroom của Nội Thất PT để chọn mua ghế văn phòng giá rẻ và có những đánh giá khách quan về chất lượng hoặc liên hệ Hotline trên để được tư vấn miễn phí. Nội Thất PT rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng. Trân trọng!

Chất liệu lưới bọc ghế văn phòng

Chất liệu lưới bọc ghế văn phòng

Ghế văn phòng được thiết kế bằng nhiều loại chất liệu bọc bên ngoài, nhằm tăng thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Mỗi một loại đều có những đặc điểm riêng biệt của nó. Một trong số đó có chất liệu lưới bọc ghế văn phòng được sử dụng khá phổ biến. Loại chất liệu này được phần đông người dùng lựa chọn không chỉ bởi giá thành rẻ, mà còn nhiều nguyên do khác. Chi tiết hơn, bạn tham khảo nội dung giới thiệu về chất liệu lưới bọc ghế văn phòng dưới đây của TranKhoaPlus.

Lưu ý: Bài viết có sự tham khảo từ các chuyên gia tại công ty Nội Thất PT.

Chất liệu lưới bọc ghế là gì?

Đây là loại lưới công nghiệp, được làm chủ yếu từ nhựa PVC hoặc nhựa PP. Trong đó, nhựa PP có chất lượng tốt hơn nên giá thành cũng vì đó mà cao hơi lưới nhựa PVC. Sở dĩ chúng được gọi là chất liệu lưới vì chúng có những lỗ nhỏ li ti như các tấm lưới thường gặp.

Nhựa PP hoặc nhựa PVC sau khi được xử lý bằng quy trình khép kín với các thiết bị công nghiệp hiện đại sẽ cho ra sản phẩm dạng lưới, nhưng các lỗ ở lưới sẽ nhỏ hơn rất nhiều, khoảng 01 cm. Hiện nay, loại chất liệu này được sử dụng trong nhiều ngành sản xuất khác nhau như sản xuất võng biển, khăn nhựa cũng như sử dụng trong chế tác ghế ngồi như ghế lưới nhân viên, ghế gấp uống cafe,…

Mặt ưu lợi điểm của chất liệu lưới bọc ghế

  • Độ bền cao.
  • Thân thiện, an toàn cho người sử dụng.
  • Dễ dàng được sản xuất với số lượng lớn.
  • Giá thành phải chăng.
  • Dễ sử dụng trong khi thiết kế ghế văn phòng.
  • Dễ dàng kết hợp với nhiều chất liệu khác khi thiết kế ghế lưới.
  • Thoáng mát khi sử dụng ghế lưới.
  • Nhanh khô nếu vô tình dính nước.

Mặt hạn chế nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vừa nêu, loại chất liệu lưới này khi được kết hợp để tạo thành sản phẩm ghế lưới văn phòng sẽ có một vài mặt hạn chế như sau:

Khó vệ sinh hơn ở khu vực đệm ngồi. Nếu là không gian phòng lạnh, có thể sẽ bị lạnh vùng lưng.

Nhìn chung, mặt hạn chế của chất liệu lưới bọc ghế văn phòng là không nhiều và không đáng kể so với những lợi ích mà nó mang lại. Do đó, việc lựa chọn loại ghế lưới văn phòng thường là sự lựa chọn hàng đầu của dân văn phòng.

Chi tiết hơn các chất liệu ghế văn phòng có tại: https://noithatpt.com/cac-chat-lieu-ghe-van-phong-bid133.html

Tặng quyền sử dụng đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hay không?

Tặng quyền sử dụng đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hay không?

Người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài vẫn có thể nhận quyền sử dụng nhà và đất theo hình thức tặng cho nếu có đủ các điều kiện theo quy định. Vì thế nếu bạn đang thắc mắc, không biết Tặng quyền sử dụng đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hay không? thì mời bạn tham khảo nội dung trong bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm.

Hoặc bạn cũng có thể liên hệ tới văn phòng luật sư đất đai tại TPHCM là văn phòng luật DHLaw để được tư vấn miễn phí về điều kiện, thủ tục tặng cho nhà đất có yếu tố nước ngoài. Hotline liên hệ 0909 854 850.

1./ Các quy định của pháp luật

Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Điều 7 Luật Nhà ở 2014 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Khoản 1 Điều 8 Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện công nhận quyền sở hữu nhà ở

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.

Chỉ cần thỏa mãn đủ ba điều kiện nêu trên thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn có thể nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức cho tặng. Bạn lưu ý: ở đây là tặng nhà kèm với đất thì được, còn nếu chỉ tặng cho đất không có nhà thì không được phép.

2./ Thủ tục tặng cho nhà đất

Cả bên nhận và bên tặng cho cần chuẩn bị hồ sơ là những giấy tờ như sau:

Bên tặng cho:

  • Hợp đồng tặng cho nhà đất;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (của bạn và vợ bạn).
  • Bản sao hộ khẩu bên tặng cho.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
  • Đơn đề nghị tách thửa theo mẫu số 11/ĐK;
  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo mẫu số 09/ĐK;

Bên nhận tặng cho:

  • Bản sao công chứng giấy chứng minh dân dân hoặc căn cước công dân.
  • Giấy tờ chứng minh nguồn gốc là người Việt Nam.
  • Giấy tờ chứng minh được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Đại diện một bên tiến hành nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng tài nguyên môi trường quận/huyện nơi có đất cần tặng cho.

Theo DHLaw https://dhlaw.com.vn/tang-nha-dat-cho-nguoi-viet-nam-dinh-cu-o-nuoc-ngoai-duoc-khong/

Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phụ thuộc nơi cư trú

Ông Dương Văn Khánh (Hà Nội) muốn mua đất nông nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận của một số hộ gia đình (gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác) tại địa phương khác nơi ông cư trú. Mục đích để trồng cây cảnh.

Ông Khánh hỏi, thủ tục nhận chuyển nhượng đối với diện tích đất nông nghiệp trong trường hợp này như thế nào? Trường hợp ông muốn ký hợp đồng chuyển nhượng thì thực hiện như thế nào?

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Điều 169 của Luật Đất đai năm 2013 quy định:

“Điều 169. Nhận quyền sử dụng đất

1. Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:

a) Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thông qua chuyển đổi quyền sử dụng đất quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 179 của Luật này;

b) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại Điều 191 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ;

c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 174 và Điểm e Khoản 1 Điều 179 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 191 của Luật này;

d) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất;

đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;

e) Tổ chức kinh tế, doanh nghiệp liên doanh nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

g) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

h) Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước cho thuê đất;

i) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định;

k) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung;

l) Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận; quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành;

m) Tổ chức là pháp nhân mới được hình thành thông qua việc chia tách hoặc sáp nhập theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc văn bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật được nhận quyền sử dụng đất từ các tổ chức là pháp nhân bị chia tách hoặc sáp nhập.

2. Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phụ thuộc vào nơi cư trú, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 191 và Điều 192 của Luật này”.

Đề nghị ông nghiên cứu quy định nêu trên và liên hệ với tổ chức hành nghề công chứng để được hướng dẫn cụ thể.

baochinhphu.vn

Có được tự xử lý hành vi lấn chiếm đất của gia đình hàng xóm không?

Trong trường hợp gia đình hàng xóm lấn chiếm đất đai thì người sử dụng đất phải làm thế nào? Có được tự ý tháo dỡ công trình không? Hình thức xử phạt ra sao? Luật sư tư vấn như sau:

Nội dung tư vấn: Chào Luật sư. Năm 2018, tôi có mua thửa đất của ông A (có hợp đồng chuyển nhượng công chứng và đã cấp đổi sổ mới, các chủ thửa đất kế bên có ký xác nhận giáp ranh). Đến nay, ông B (giáp ranh lô đất của tôi, đã ký giáp ranh với tôi trước đây cũng mua đất của ông A) tự ý lấn chiếm một phần đất của tôi và giăng dây ngang qua đất của tôi. Khi phát hiện tôi có gửi đơn báo cáo đến UBND cấp xã và được UBND xã mời làm việc. Theo sổ đỏ và bản đồ địa chính thì trên sổ đỏ của tôi đúng theo bản đồ lưu tại cơ quan địa chính nhưng ông B vẫn không chịu bảo phần đất đó ông A đã bán cho ông (ông bảo sẽ kiện ông A vì giao đất không đúng) và lãnh đạo UBND xã yêu cầu ông B mang giấy tờ, sổ đỏ, hợp đồng chuyển nhượng đến UBND xã để tổ chức hòa giải giữa ông A và B. Như vậy, nếu tôi tháo dây thì có sai quy định không và UBND xã giải quyết như vậy có đúng trình tự không?. Mong được tư vấn sớm, Xin cảm ơn.

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luật sư đất đai, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ thông tin bạn cung cấp, hiện nay ông B có hành vi lấn chiếm sang phần đất của bạn với lý do phần đất này ông B nhận chuyển nhượng từ ông A. Tuy nhiên, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bản đồ địa chính ghi nhận phần đất ông B lấn chiếm thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bạn. Do đó, bạn có quyền yêu cầu UBND cấp xã nơi có đất tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai đối với phần đất mà ông B lấn chiếm. Đồng thời, hành vi lấn chiếm đất đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP:

“Điều 10. Lấn, chiếm đất

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

Ngoài ra, đối với trường hợp ông A tự ý chuyển nhượng phần đất của gia đình bạn cho ông B thì giao dịch chuyển nhượng đó có thể bị tuyên vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015:

“Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”

Trong trường hợp ông B có hành vi giăng dây ngang qua phần đất có được do lấn chiếm của bạn thì bạn có thể yêu cầu chính quyền địa phương giải quyết tranh chấp và dỡ bỏ đất lấn chiếm, khôi phục tình trạng đất như ban đầu. Nếu bạn tự ý tháo dỡ các công trình trên đất của ông B mà gây thiệt hại thì có thể bạn sẽ phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự.

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Tham khảo thêm: Dịch vụ tranh chấp đất đai TPHCM

Tổng hợp

Điều kiện nhận chuyển nhượng đất lúa

Ông Trần Quang Minh (TPHCM) là nhân viên đơn vị sự nghiệp công lập, hợp đồng lao động thời hạn 3 năm. Ông đang muốn mua một thửa đất nông nghiệp (đất 1 vụ lúa); vị trí thửa đất nông nghiệp đó đã có quy hoạch là khu dân cư.

Theo ông Minh tham khảo, Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quy định, đối với thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa cần có xác nhận là đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Đối với cá nhân: Cá nhân không thuộc đối tượng hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội. Cơ quan xác nhận là UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Ông Minh hỏi, ông có thể nhận chuyển nhượng thửa đất nông nghiệp nêu trên hay không? Ông có được UBND xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xác nhận là cá nhân không thuộc đối tượng hưởng lương thường xuyên để nhận chuyển nhượng thửa đất nông nghiệp không?

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Khi đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân cần thực hiện xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Việc xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 30 Điều 3 Luật Đất đai, Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định chi tiết thi hành Luật Đất đai và các Khoản 1, 2, 4 Điều 3 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

Cơ quan có trách nhiệm xác nhận cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 3 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT.

Căn cứ các quy định nêu trên, nếu trường hợp của ông Minh đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT thì được xác nhận là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Đề nghị ông liên hệ với UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Nguồn: http://baochinhphu.vn/Tra-loi-cong-dan/Dieu-kien-nhan-chuyen-nhuong-dat-lua/404291.vgp

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu khi nào?

Hỏi: Dear anh chị! Vui lòng tư vấn giúp em 1 trường hợp! Vì là hàng xóm và là đồng hương cùng quê nên em đã tin tưởng mà mua 280m2 đất của hàng xóm, chưa qua tìm hiểu em đã giao tiền cho hàng xóm của em, sau đó mới phát hiện đất đó không được mua bán bị nhà nước cấm mua bán không cho xây dựng nhà cửa em có qua đòi lại tiền thì hàng xóm không trả lại tiền và bảo kiện đâu thì đi hậu đó, trường hợp này em có thể kiện hàng xóm em về hành vi lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản của em không ạ, và theo điều luật bao nhiêu không ạ, kiện hình sự mức phí quy định thế nào? Xin cảm ơn luật sư.

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ thông tin bạn cung cấp, bạn và người hàng xóm đã xác lập một hợp đồng mua bán mảnh đất 280m2 nhưng sau khi thực hiện hợp đồng thì phát hiện mảnh đất đó bị Nhà nước cấm mua bán, không cho xây dựng nhà cửa. Vì yêu cầu bạn đưa ra chưa thể hiện rõ là bạn muốn kiện về mặt dân sự hay trình báo hành vi vi phạm đến cơ quan công an để truy cứu trách nhiệm hình sự nên chúng tôi xác định theo hai trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Bạn gửi đơn khởi kiện tại Tòa án

Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Điều 188 và Điều 191. Theo đó, người hàng xóm được chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có các điều như: Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đất không có tranh chấp; quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; trong thời hạn sử dụng đất. Đồng thời, bạn không thuộc các trường hợp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải công chứng tại cơ quan có thẩm quyền căn cứ quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013:

“Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

…”

Từ quy định nêu trên, đối chiếu với trường hợp của bạn thông tin bạn cung cấp không nêu rõ hợp đồng mua bán mảnh đất có công chứng, chứng thực hay không nên chúng tôi xác định như sau:

Một là, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập bằng lời nói hoặc giấy tờ viết tay không có công chứng thì không đảm bảo điều kiện về mặt hình thức theo quy định nêu trên. Theo đó hợp đồng này có thể vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức theo Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015:

“Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.”

Khi giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập và các bên sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, tức là bạn sẽ nhận lại số tiền để mua mảnh đất trên (theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015). Tuy nhiên, nếu các bên trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã thực hiện ít nhất ⅔ nghĩa vụ thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để yêu cầu công nhận hiệu lực của hợp đồng.

Hai là, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập thành văn bản có công chứng, chứng thực theo đúng quy định của pháp luật thì sau khi giao kết hợp đồng, bạn cần thực hiện thủ tục sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu bên bán không thực hiện đúng các thỏa thuận để bạn thực hiện thủ tục sang tên trên giấy chứng nhận như không cung cấp bản chính giấy chứng nhận, không cung cấp biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân,… thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bên bán cư trú để yêu cầu họ thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ theo hợp đồng.

Ngoài ra, bạn lưu ý trường hợp cơ quan Nhà nước không cho bạn xây dựng thêm nhà cửa, công trình xây dựng thì bạn cần làm rõ lý do là gì? Nếu cơ quan Nhà nước từ chối liên quan đến vấn đề đã có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của UBND cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật (Điều 49 Luật Đất đai năm 2013).

Khi khởi kiện ra Tòa án yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu hoặc yêu cầu bên bán thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng thì án phí dân sự sơ thẩm đối với tranh chấp không có giá ngạch là 300.000 đồng; đối với tranh chấp có giá ngạch thì phụ thuộc vào giá trị tài sản đang tranh chấp để xác định mức án phí cụ thể theo danh mục án phí, lệ phí Tòa án (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016).

Trường hợp 2: Bạn trình báo hành vi vi phạm tại cơ quan điều tra

Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

…”

Theo quy định nêu trên, dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Tuy nhiên, dựa trên thông tin bạn đưa ra chưa nêu rõ về giá trị của mảnh đất cũng như hành vi cụ thể của người hàng xóm nên chưa đủ cơ sở để xác định người hàng xóm có dấu hiệu tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do đó, để làm rõ hành vi phạm tội của người này, bạn có thể trình báo hành vi vi phạm đến cơ quan điều tra – công an cấp quận/huyện nơi bạn hoặc người hàng xóm cư trú về hành vi vi phạm pháp luật để điều tra, xác minh hành vi phạm tội.

Khi thực hiện trình báo hành vi phạm tội, bạn không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với cơ quan công an có thẩm quyền.

Luật Minh Gia

Có được lấy lại tiền ‘thỏa thuận đặt cọc’ mua căn hộ?

Nhân viên kinh doanh hứa dự án nhà ở thương mại này được ngân hàng cho vay 70% nên tôi ký thỏa thuận đặt cọc với chủ đầu tư 50 triệu đồng. (Minh Trân)

Đến khi làm thủ tục vay vốn, ngân hàng nói tôi không thỏa điều kiện để vay. Do không đủ tài chính để mua, tôi đề nghị chủ đầu tư trả lại 50 triệu đồng.

Họ không đồng ý, bảo trong hợp đồng đã nói rõ nếu không ký hợp đồng đặt cọc để mua căn hộ sẽ bị mất số tiền nêu trên.

Xin hỏi, chủ đầu tư nói vậy có đúng hay không? Tôi thật sự không đủ tài chính để mua căn hộ này vì ngân hàng không cho vay?

Luật sư tư vấn

Pháp luật về nhà ở và kinh doanh bất động sản không có quy định thu tiền trả trước của người mua căn hộ hình thành trong tương lai bằng hình thức thỏa thuận đặt cọc. Việc chủ đầu tư ký kết thỏa thuận đặt cọc và thu tiền của khách hàng như trên là không đúng.

Nếu chủ đầu tư không trả lại số tiền đã đóng tại “thỏa thuận đặt cọc”, khách hàng có thể kiện ra tòa án để đòi lại.

Đồng thời, căn cứ điểm b khoản 2 điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, trường hợp ký hợp đồng mua bán, thuê, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai mà thu tiền trả trước của người mua, thuê, thuê mua nhà ở thì phải tuân thủ các điều kiện và hình thức mua, thuê, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Chủ đầu tư phải có văn bản gửi Sở Xây dựng nơi có nhà ở kèm theo giấy tờ chứng minh nhà ở có đủ điều kiện được bán, cho thuê mua. Chẳng hạn, giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án. Trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó.

Trường hợp có thế chấp dự án đầu tư xây dựng hoặc thế chấp nhà ở sẽ bán, cho thuê mua, chủ đầu tư phải gửi kèm theo giấy tờ chứng minh đã giải chấp hoặc biên bản thống nhất của bên mua, bên thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp về việc không phải giải chấp và được mua bán, thuê mua nhà ở đó. Trường hợp không có thế chấp dự án hoặc thế chấp nhà ở sẽ bán, cho thuê mua, chủ đầu tư phải ghi rõ cam kết chịu trách nhiệm trong văn bản gửi Sở Xây dựng.

Trong 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư, Sở Xây dựng phải kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ có đủ giấy tờ theo quy định phải có văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua gửi chủ đầu tư. Nếu hồ sơ chưa có đủ giấy tờ theo quy định phải có văn bản nêu rõ lý do.

Trường hợp chủ đầu tư đã gửi hồ sơ nhưng quá thời hạn quy định nêu trên mà Sở Xây dựng không có văn bản thông báo và nhà ở đó đã đủ điều kiện được bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư được quyền ký hợp đồng mua bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai nhưng phải chịu trách nhiệm về việc bán, cho thuê mua nhà ở này. Sở Xây dựng phải chịu trách nhiệm về việc thông báo hoặc không có văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua sau khi nhận được hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư.

Thông qua đây, tôi mong rằng mọi người trước khi có ý định mua căn hộ không nên tin tuyệt đối vào lời nói, sự hứa hẹn của bên môi giới, nhân viên kinh doanh, chủ đầu tư mà cần kiểm tra kỹ lưỡng giấy tờ pháp lý liên quan đến dự án, cũng như thực tế dự án đó đã xong phần móng hay chưa. Nếu có cam kết dự án được ngân hàng cho khách hàng vay vốn để mua thì cũng cần lập thành văn bản… Như vậy, sẽ giúp người mua căn hộ hình thành trong tương lai tránh gặp phải rủi ro pháp lý.

VnExpress

Rủi ro khi mua nhà chưa làm thủ tục hoàn công

Hoàn công là thủ tục mọi công trình nhà ở phải thực hiện để xác nhận việc xây dựng là có phép và đúng với bản vẽ. Việc mua bán nhà chưa hoàn công đều có thể mang lại những rủi ro pháp lý cho người bán lẫn người mua.

Thủ tục hoàn công là thủ tục mà mọi công trình nhà ở bắt buộc phải thực hiện, nhằm xác nhận việc xây dựng là có phép và theo đúng với bản vẽ. Trường hợp nhà ở chưa được thực hiện thủ tục hoàn công thường do hai nguyên nhân chính: Một là chủ nhà không chủ động làm thủ tục hoàn công; Hai là chủ nhà xây dựng lấn chiếm, xây dựng sai phép nên không được làm thủ tục hoàn công.

Nhiều người cho rằng, thủ tục hoàn công và quy trình mua bán nhà đất không liên quan đến nhau, trong khi hoàn công là thủ tục hợp thức hóa việc sở hữu nhà, đất. Việc chủ nhà không thực hiện thủ tục hoàn công sẽ ảnh hưởng đến quá trình mua bán nhà, đất.

Điển hình như trường hợp của chị Thu Hoa, cư ngụ tại huyện Bình Chánh, TP.HCM. Chị Hoa có một ngôi nhà cấp 4 đã có giấy phép xây dựng hợp lệ ở xã Vĩnh Lộc B. Nay chị muốn bán nhà, bên mua và bên bán đã làm hợp đồng công chứng đầy đủ nhưng UBND xã không chịu giải quyết cho chị Hoa, yêu cầu chị phải hoàn tất thủ tục hoàn công nhà thì mới được phép chuyển nhượng.

Tuy nhiên, đến lúc này thì chị Hoa mới vỡ lẽ ra rằng ngôi nhà của mình không thể hoàn công vì đã xây dài hơn so với giấy phép 1 m. Vì lo ngại các vấn đề pháp lý sau này nên bên mua đổi ý, không mua nhà của chị Hoa nữa.

Thực tế vẫn có nhiều người chấp nhận mua nhà chưa làm thủ tục hoàn công vì nghĩ rằng nhà để ở lâu dài, không có ý mua bán, chuyển nhượng về sau nên không quá quan tâm đến vấn đề này.

Anh Bùi Chính sống tại TP.HCM tìm được một ngôi nhà ưng ý ở quận 4. Khi đến xem nhà, chủ nhà nói nếu anh Chính yêu cầu phải có giấy hoàn công thì sẽ tăng giá bán thêm 300 triệu đồng. Tuy còn lăn tăn nhưng vì nghĩ mua nhà chỉ để ở, lại muốn tiết kiệm 300 triệu, nên anh Chính đã chấp nhận mua nhà không có giấy hoàn công.

Theo ý kiến từ nhiều chuyên gia, nếu xác định ở lâu dài, căn nhà dù chưa làm thủ tục hoàn công nhưng đã có sổ hồng và việc sửa chữa nhà không ảnh hưởng đến kết cấu công trình, thì người mua vẫn có thể an tâm xuống tiền. Tuy nhiên, người mua vẫn phải kiểm tra kỹ, đảm bảo rằng mọi giấy tờ pháp lý đều hợp pháp và đầy đủ. Bởi trong nhiều trường hợp, việc mua nhà chưa thực hiện thủ tục hoàn công vẫn có thể dẫn đến một số rủi ro nhất định cho người mua.

Cụ thể, nếu nhà đã có sổ đỏ mà chưa hoàn công thì người mua chỉ có thể ký hợp đồng công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không thể chuyển nhượng nhà có trên đất. Điều này đồng nghĩa người mua không có quyền sở hữu nhà trên đất. Mặt khác, về phía người bán, điều này có thể là cái cớ để người mua ép giá bán xuống mức thấp hơn giá trị thực.

Còn trong trường hợp chủ nhà cũ chưa được cấp giấy chứng nhận, thì rủi ro đối với người mua sẽ tăng theo. Bởi giấy phép xây dựng vẫn đứng tên chủ nhà cũ, nên người mua nếu muốn thực hiện thủ tục hoàn công sẽ cần chữ ký của chủ cũ trên một số giấy tờ theo quy định. Lúc này, rắc rối sẽ xảy ra nếu chủ cũ không có thiện chí giúp đỡ hoặc đang ở xa.

Hơn nữa, nếu nhà xây dựng sai phép, người mua cũng cần tốn thêm chi phí sửa chữa, trả lại hiện trạng ngôi nhà theo đúng giấy phép xây dựng để được làm thủ tục hoàn công. Đặc biệt, nếu cơ quan chức năng tiến hành rà soát, ngôi nhà xây trái phép có thể bị cưỡng chế tháo dỡ.

Vì vậy, để tránh vướng phải rắc rối sau này cho cả người mua và người bán, việc hoàn công là cần thiết. So với việc hoàn công ngay sau khi nhà được xây dựng xong, việc hoàn công sau đó sẽ phức tạp và tốn thời gian hơn.

MuaBanNhaDat theo TBKD

Nộp đơn ly hôn ở đâu khi vợ chồng sống khác thành phố?

Chúng tôi làm đăng ký kết hôn và chung sống tại Hà Nội nhưng từ khi ly thân chồng về quê ở Đà Nẵng. (Hương Trà)

Tôi có đề nghị ra Hà Nội làm thủ tục ly hôn nhưng anh nói cứ gửi giấy tờ vào đây và sẽ không làm khó. Chúng tôi không có con chung.

Xin hỏi luật sư, tôi phải nộp đơn ly hôn ở đâu? Làm thế nào để thuận tiện cho cả đôi bên?

Luật sư tư vấn

Điều 55 và 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định hai hình thức ly hôn là thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên (đơn phương ly hôn).

Đối với thuận tình ly hôn, pháp luật đòi hỏi hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con. Trường hợp này tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên tòa xét xử cho ly hôn nên thời gian giải quyết khá nhanh gọn.

Một số trường hợp khi nộp đơn, vợ chồng thuận tình ly hôn nhưng sau đó lại phát sinh tranh chấp hoặc thỏa thuận của vợ chồng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì cũng không thuộc trường hợp thuận tình ly hôn.

Với ly hôn đơn phương, vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa án không thành thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Về thẩm quyền giải quyết của tòa án, với trường hợp thuận tình ly hôn, theo điểm h, khoản 2 điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Điều này có nghĩa, khi thuận tình ly hôn, các bên có thể lựa chọn tòa án nơi cư trú của vợ hoặc chồng để yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn.

Với trường hợp ly hôn đơn phương, theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự, tòa án nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết ly hôn.

Với quy định nói trên, vợ chồng thuận tình ly hôn thì bạn có thể nộp đơn tại tòa án cấp huyện nơi cư trú của vợ hoặc chồng. Trường hợp đơn phương ly hôn, bạn phải nộp đơn xin ly hôn tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn đang cư trú.

VnExpress