Thẻ: tranh-chap-dat-dai

Quy định về hòa giải tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Quy định về hòa giải tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Theo quy định của luật tranh chấp đất đai, việc hòa giải giữa các bên là khuyến khích thực hiện, không bắt buộc. Nhưng nếu là hòa giải tại cơ quan thẩm quyền thì việc này là bắt buộc. Vậy tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ có bắt buộc hòa giải hay là không? Nội dung trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời, cùng Tin Mới tham khảo nhé!

Không bắt buộc hòa giải

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mặc dù cũng liên quan tới đất đai nhưng dạng tranh chấp này thiên về quyền và nghĩa vụ của các bên mua bán nhiều hơn. Do đó, việc hòa giải là không bắt buộc thực hiện dù tự thực hiện hay hòa giải tại cơ sở cũng vậy.

Cách giải quyết

Từ đó, giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được diễn ra theo các cách sau.

Cách 1: Thương lượng, Là việc hai bên tự đàm phán với nhau và đưa ra cách giải quyết mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba.

Cách 2: Hòa giải, Là cách giải quyết mà có người trung gian giúp các bên đưa ra phương án giải quyết tranh chấp.

Cách 3: Khởi kiện, Là cách giải quyết tranh chấp tại Tòa án thông qua con đường khởi kiện.Với ba cách nêu trên, không bắt buộc phải hòa giải nhưng để giữ hòa khí và tình cảm giữa các bên với nhau thì Thương lượng và Hòa giải được khuyến khích thực hiện nhiều hơn.

Theo DHLaw https://dhlaw.com.vn/tranh-chap-hop-dong-chuyen-nhuong-qsdd-co-bat-buoc-hoa-giai/

Tranh chấp đất trong gia đình giải quyết ra sao?

Tranh chấp đất trong gia đình giải quyết ra sao?

Vốn dĩ tranh chấp nhà đất nếu không thể hòa giải thì sẽ khó giải quyết bởi bị chồng chéo nhiều bộ luật. Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp mà độ phức tạp của sự việc ngày một tăng lên. Ngay cả với các thành viên trong gia đình với nhau cũng có thể xảy ra tranh chấp và để lại những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Vậy tranh chấp đất trong gia đình giải quyết ra sao? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nội dung này, mời bạn đọc tham khảo.

1./ Tổng quan cách giải quyết tranh chấp đất

Với bất kỳ sự việc tranh chấp dân sự nào, kể cả với tranh chấp đất đai trong gia đình, pháp luật quy định cần thực hiện giải quyết theo các bước:

  • Khuyến khích Tự hòa giải.
  • Hòa giải bắt buộc tại cơ sở.
  • Khởi kiện lên cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Việc phát sinh tranh chấp đối với các thành viên trong gia đình đa phần là do thừa kế gây ra. Dù có bị ảnh hưởng thêm bởi các quy định của luật thừa kế, nhưng cách giải quyết vẫn phải thông qua ba bước nêu trên. Để rõ hơn về các bước giải quyết, bạn vui lòng tham khảo thêm tại đây: https://tinmoii.wordpress.com/2019/09/04/trinh-tu-thu-tuc-giai-quyet-tranh-chap-dat-dai/

2./ Những lưu ý khi giải quyết tranh chấp đất trong gia đình

– Thời điểm xác định số lượng thành viên trong gia đình: Là thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

– Việc xác định ai là thành viên hộ gia đình phải căn cứ vào hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Khi giải quyết vụ án dân sự, ngoài những người là thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất, Tòa án sẽ đưa người đang trực tiếp quản lý, sử dụng đất của hộ gia đình, người có công sức đóng góp làm tăng giá trị quyền sử dụng đất hoặc tài sản trên đất tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

3./ Hỗ trợ tư vấn

Sự phức tạp của việc tranh chấp đất đai trong gia đình là không thể lường trước. Bạn có thể liên hệ tới luật sư tranh chấp đất đai tại DHLaw để được tư vấn miễn phí đối với trường hợp của mình.

DHLaw là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai uy tín tại TPHCM. Ngoài đội ngũ luật sư giỏi, DHLaw còn có trên 10 năm kinh nghiệm, chuyển giải quyết các vụ tranh chấp đất khó tại khu vực Sài Gòn. Vì thế, bạn có thể an tâm sử dụng dịch vụ tại đây.

– Add: 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
– Tell: 028 66 826 954
– Hotline: 0979 006 722 hoặc 0909 854 850
– Email: contact@dhlaw.com.vn

Nguồn: https://dhlaw.com.vn/tranh-chap-quyen-su-dung-dat-cua-ho-gia-dinh/

Xử lý hành vi lấn chiếm đất đai

Xử lý hành vi lấn chiếm đất đai

Hành vi lấn chiếm đất đai khi bị phát hiện sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Phạt nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào từng tình huống và hành động khắc phục của người lấn chiếm.

Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có quy định xử lý hành vi lấn chấm đất đai, như sau:

Điều 10. Lấn, chiếm đất

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở…

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Nhưng như thế nào là hành vi lấn chiếm đất đai?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định Số 102/2014/NĐ-CP:

1. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

2. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Cần làm gì khi phát hiện bị lấn chiếm đất đai?

Nếu phát hiện bị lấn chiếm quyền sử dụng đất, dù trong bất kỳ trường hợp nào cũng không nên tự ý tháo dỡ các công trình hiện hữu trên phần đất bị lấn chiếm. Thay vào đó, người phát hiện ra sự việc hoặc người bị xâm phạm quyền lợi về đất đai nên thực hiện theo các bước như sau:

– Trao đổi cùng người lấn chiếm để tìm ra giải pháp xử lý trong hòa thuận.

– Trường hợp không thể trao đổi thương lượng, cần báo sự việc tới cơ quan chức năng có thẩm quyền để thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo đúng quy định của pháp luật.

Bạn cũng có thể nhờ luật sư chuyên tranh chấp nhà đất hướng dẫn bạn các bước thực hiện hoặc đại diện cho bạn đứng ra khởi kiện tại tòa án. Tại TPHCM, bạn hãy liên hệ Hotline 0909 854 850 gặp luật sư tranh chấp Lê Minh Thái để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả.

Theo DHLaw https://dhlaw.com.vn/hanh-vi-lan-chiem-dat-dai-va-quy-dinh-xu-ly/

Hướng dẫn cách giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ

Hướng dẫn cách giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ

Bởi sự chồng chéo của nhiều bộ luật nên khi xảy ra tranh chấp đất đai, thường khó giải quyết nếu thương lượng hòa giải không thành công. Và sẽ còn khó giải quyết hơn nếu người sở hữu đất không có giấy tờ pháp lý để chứng minh quyền lợi của mình. Bài viết dưới đây của Tin Mới sẽ hướng dẫn cách giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ để bạn tham khảo.

Lưu ý, bài viết chỉ nêu ra hướng giải quyết, còn việc thực hiện chi tiết như thế nào thì bạn đọc nên liên hệ văn phòng luật sư hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai uy tín trên địa bàn để được hướng dẫn chi tiết nhất. Tại TPHCM, liên hệ công ty luật DHLaw qua số Hotline 0979 006 722 hoặc 0909 854 850.

Theo quy định của pháp luật, để giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ hoặc có giấy tờ chứng minh nói riêng, tranh chấp các sự việc dân sự nói chung, cần thực hiện theo các bước như sau:

  • Các bên tự hòa giải (khuyến khích thực hiện).
  • Hòa giải bắt buộc tại cơ sở là UBND cấp xã.
  • Khởi kiện giải quyết tranh chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Với trường hợp không có giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, thì buộc phải khởi kiện tại tòa án nhân dân.

Các bước thực hiện nêu trên dựa vào căn cứ tại điều 202 và điều 203 luật đất đai 2013:

Điều 202

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Khoản 02 Điều 203

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Bài viết được tham khảo từ DHLaw

Link tham khảo: https://dhlaw.com.vn/cach-giai-quyet-tranh-chap-dat-dai-khi-khong-co-giay-to/

Tư vấn tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Tư vấn tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hiện nay không phải là hiếm gặp. Đây là một trong những dạng tranh chấp dân sự cũng khá phức tạp. Chi tiết về cách giải quyết, bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.

1./ Nguyên nhân dẫn tới tranh chấp

Để có thể nắm bắt hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng sử dụng đất, trước hết bạn nên tham khảo qua nguyên nhân dẫn tới sự tranh chấp này. Có thể liệt kê tới những dạng phổ biến, thường gặp như sau:

  • Tranh chấp khi không đạt thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Tranh chấp vì vi phạm điều khoản về tiền cọc.
  • Tranh chấp vì hợp đồng viết tay thiếu tính ràng buộc pháp lý.
  • Tranh chấp vì hợp đồng không có hiệu lực do chưa công chứng, chứng thực.

Bên cạnh đó cũng còn một số những nguyên do khác. Nhưng dù là nguyên nhân gì đi nữa, nguyên tắc để giải quyết tranh chấp cần tuân thủ theo quy định gồm các bước: Tự hòa giải (khuyến khích); Hòa giải bắt buộc tại cơ sở; Giải quyết tranh chấp theo hướng kiện tụng. Chi tiết về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai sẽ được nhắc đến ở phần tiếp theo của bài viết

2./ Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Theo luật đất đai 2013, nếu hòa giải không thành thì các bên có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Cụ thể là yêu cầu UBND có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại tòa án. Là cơ quan nào giải quyết còn phụ thuộc vào đối tượng xảy ra tranh chấp, hồ sơ tranh chấp đầy đủ hay thiếu giấy tờ,…

3./ Thủ tục giải quyết

Đối với yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền giải quyết

Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất đai nộp một bộ hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền. Bộ hồ sơ gồm:

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã;
  • Biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp;
  • Biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành;
  • Biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết
  • Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Chủ tịch UBND giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết;

  • Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết (nếu cần thiết)
  • Hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành quyết định giải quyết
  • Chủ tịch UBND ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
  • Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Đối với yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết

Người khởi kiện nộp bộ hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền (căn cứ vào Điều 35, 37, 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015). Trong đó, hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (đáp ứng quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015);
  • Các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện (bản sao y CMND/CCCD, hộ khẩu gia đình của người khởi kiện);
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện; Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho anh biết để anh đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.

Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Tòa án tiến hành thụ lý vụ án và ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và Xét xử phúc thẩm (nếu có).

Lưu ý: Bài viết có sử dụng sự tham khảo từ công ty luật DHLaw. Để được tư vấn nhanh chóng, chính xác từ đơn vị luật sư, bạn hãy liên hệ tới DHLaw qua số điện thoại 0909 854 850. Hoặc sử dụng dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai để được hỗ trợ từ A – Z.

Tải đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất

Tải đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất

Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai là văn bản gửi đến UBND cấp xã, kèm với đó là một số giấy tờ khác. Mục đích là yêu cầu cơ quan thẩm quyền này giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường hòa giải. Bạn đang muốn tìm và tải đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Lý do cần có mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất

Điều 202: Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Theo đó:

– Tự hòa giải là tự nguyện 2 bên tự thực hiện;

– Nếu không thành thì bắt buộc phải thực hiện hòa giải tại cơ sở, nhưng các bên phải gửi đơn yêu cầu hòa giải cùng các giấy tờ khác liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai đến cơ quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất.

Tổng kết lại, phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền không tự nhiên thực hiện hòa giải và giải quyết tranh chấp đất. Mà các bên tranh chấp cần nộp đơn yêu cầu hòa giải hoặc giải quyết thì phí cơ quan thẩm quyền mới vào cuộc.

Tải mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai

Mẫu đơn này đã được công ty luật DHLaw chia sẻ. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin và tải mẫu đơn này Ở Đây.

Liên hệ luật sư tư vấn tranh chấp đất đai

Khi bạn cần sự hỗ trợ của các luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp đất đai. Bạn hãy tham khảo, liên hệ và sử dụng dịch vụ do công ty DHLaw cung cấp để được hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả và nhận được nhiều ích lợi khác.

Để được tư vấn, hỗ trợ soạn đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn Luật Đất đai DHLaw.
Add: 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Tell: 028 66 826 954
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Khởi kiện tranh chấp đất đai ở đâu?

Khởi kiện tranh chấp đất đai ở đâu?

Khởi kiện tranh chấp đất đai ở đâu là một trong những câu hỏi được khá đông người dân quan tâm và tìm kiếm câu trả lời. Luật sư công ty Luật DHLaw tư vấn và trả lời câu hỏi này. Các bạn có thể tham khảo bài viết tại đây.

Tranh chấp đất đai kiện ở đâu

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Theo quy định của luật đất đai 2013, tòa án là cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, theo luật tố tụng dân sự 2015:

– Nếu tranh chấp không có yếu tố nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh.

– Nếu tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Theo các quy định trên, khi có tranh chấp đất xảy ra, nếu không thể tự hòa giải, hòa giải tại cơ sở thất bại, thì tòa án sẽ là cơ quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất cho hộ gia đình, cá nhân,… Bên cạnh đó, chỉ có tòa án nơi có đất đang xảy ra tranh chấp mưới có thẩm quyền giải quyết.

Các bước giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai là một trong những thủ tục dân sự. Do đó, một trong các bên tranh chấp có thể tự thực hiện thủ tục này hoặc nhờ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai làm đại diện cho mình. Các bước cụ thể như sau:

– Bước 1: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền;

– Bước 2: Tạm ứng án phí;

– Bước 3: Hoàn thành hồ sơ theo yêu cầu của Tòa án (nếu có);

– Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án. Tiến hành các thủ tục giải quyết theo quy định;

Chi tiết hơn về các bước này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại chuyên mục: Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất;

Liên hệ tư vấn miễn phí

Trên đây, bạn vừa tìm hiểu ý kiến tư vấn của luật sư về việc tranh chấp đất đai kiện ở đâu? Để biết trong trường hợp của mình cần phải thực hiện thủ tục khởi kiện ở đâu, bạn hãy liên hệ tới luật sư để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất. Công ty luật DHLaw là địa chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn luật đất đai miễn phí, uy tín mà bạn có thể tham khảo và liên hệ nhận tư vấn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn Luật Đất đai DHLaw.
Add: Số 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM.
Tell: 028 66 826 954
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Nguồn: Tranh chấp đất đai khởi kiện ở đâu? – DHLaw

Mức án phí tranh chấp đất đai

Mức án phí tranh chấp đất đai

Khi khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án, một trong các bên sẽ phải nộp án phí tranh chấp đất đai tại cơ quan thẩm quyền nhà nước. Quy định về án phí này như thế nào? Bạn quan tâm và đang muốn tìm hiểu, bạn có thể tham khảo bài viết được DHLaw tổng hợp và chia sẻ tại đây.

Án phí tranh chấp đất đai

Cơ sở pháp lý

Án phí tranh chấp đất đai được quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14

Án phí tranh chấp đất đai là gì?

Đây là khoản phí dân sự, bao gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.

Nếu tòa án không cần xác định giá trị của đất đang tranh chấp, thì án phí này không có giá ngạch. Ngược lại, thì sẽ có giá ngạch.

Mức án phí tranh chấp đất đai

Với án phí không có giá ngạch: là 300.000 vnđ;

Với án phí có giá ngạch:

– Từ 6.000.000 đồng trở xuống, án phí sẽ là: 300.000 vnđ;

– Từ trên 6.000.000 tới 400.000.000 đồng, án phí sẽ là: 5% giá trị tài sản có tranh chấp;

– Từ trên 400.000.000 tới 800.000.000 đồng, án phí sẽ là: 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng;

– Từ trên 800.000.000 tới 2.000.000.000 đồng, án phí sẽ là: 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng;

– Từ trên 2.000.000.000 tới 4.000.000.000 đồng, án phí sẽ là: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng;

– Từ trên 4.000.000.000, án phí sẽ là: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng;

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại DHLaw
Add: Số 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM.
Tell: 028 66 826 954
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn

Nguồn: https://dhlaw.com.vn/tim-hieu-an-phi-tranh-chap-dat-dai/

Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài

Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài

Hồ sơ pháp lý có yếu tố nước ngoài luôn khó giải quyết bởi sự chồng chéo của nhiều bộ luật. Với các trường hợp tranh chấp đất đai nếu có liên quan tới yếu tố nước ngoài cũng khó giải quyết không kém. Trong những trường hợp như vậy, các bên tranh chấp cần liên hệ luật sư để nhờ tư vấn và giải quyết giùm là điều cần thiết. Khi có nhu cầu tìm luật sư tư vấn về tranh chấp đất, bạn có thể tham khảo và liên hệ công ty luật DHLaw tại Bình Thạnh TPHCM.

giải quyết tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài

1. Nội dung dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp của DHLaw

– Tư vấn xác định căn cứ và cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài.

– Liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài.

– Tổ chức thương lượng, hòa giải các bên tranh chấp, đại diện thương lượng hòa giải cho khách hàng.

– Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin.

– Tư vấn về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài mà không có sổ đỏ.

– Tư vấn hồ sơ và thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai.

– Luật sư tư vấn soạn thảo đơn khởi kiện.

– Luật sư đại diện theo ủy quyền gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan Trọng tài, Tòa án, Cơ quan thi hành án để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của quý khách hàng.

2. Quy trình dịch vụ tư vấn và giải quyết tranh chấp tại DHLaw

– Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp qua các kênh tư vấn;

– Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ tại văn phòng hoặc một địa điểm mà khách hàng lựa chọn;

– Bước 3: Luật sư tư vấn hướng giải quyết tranh chấp đất;

– Bước 4: Tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai;

3. Thông tin liên hệ

Đến với DHLaw, quý khách hàng có thể yên tâm bởi chất lượng dịch vụ tốt. Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc xử lý các hồ sơ đất đai khó cộng với sự tận tâm, nhiệt tình của đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, DHLaw tự tin rằng có thể mang đến cho quý khách hàng dịch vụ pháp lý với chất lượng vượt trội nhất.

Bên cạnh đó, DHLaw chỉ thu phí dịch vụ khi đã hoàn thành tất cả các thủ tục, hồ sơ được giải quyết xong hoàn toàn. Nên quý khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ tại đây.

Hãy liên hệ ngay tới DHLaw để được tư vấn cụ thể hơn.

– Bộ phận Tư vấn Luật Đất đai công ty Luật DHLaw.

– Add: Số 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM.

– Tell: 028 66 826 954

– Hotline: 0909 854 850

– Email: contact@dhlaw.com.vn

Nguồn: https://dhlaw.com.vn/luat-su-tu-van-giai-quyet-tranh-chap-dat-dai-co-yeu-to-nuoc-ngoai/

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Thủ tục hòa giải là một trong những thủ tục bắt buộc phải thông qua nếu tranh chấp đất đai xảy ra. Tuy nhiên, không đơn giản chỉ là hai bên ngồi lại nói chuyện với nhau. Mà pháp luật có quy định rõ ràng cho thủ tục này. Vậy thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai hiện nay như thế nào? Bạn quan tâm, có thể tìm hiểu vấn đề này tại đây.

Hòa giải tranh chấp đất đai
Hòa giải tranh chấp đất đai

Điều 202 Luật đất đai 2013 và Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định thủ tục tranh chấp đất đai, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Tự hòa giải

– Các bên đang xảy ra tranh chấp, tự thỏa thuận để đưa ra sự thống nhất chung;

– Nếu hòa giải thành thì kết thúc thủ tục tranh chấp; Nếu có sự thay đổi về ranh giới, quyền sử dụng đất,… thì báo lại phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Nếu hòa giải không thành, các bên gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lên UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp;

Thứ hai: Hòa giải tại cơ sở

Khi nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã có trách nhiệm:

+ Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

+ Thành lập Hội đồng hòa giải;

+ Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

+ Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

Thứ ba: Lập biên bản hòa giải

Việc hòa giải tại cơ sở phải được lập thành biên bản hòa giải;

Nội dung của biên bản hòa giải bao gồm:

+ Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải;

+ Thành phần tham dự hòa giải;

+ Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp;

+ Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;

+ Những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận;

+  Chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải;

+ Đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã;

Thứ tư: Thời gian hòa giải

Không quá 45 ngày;

Thứ năm: Tổ chức lại cuộc họp hội đồng hòa giải

Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Thứ sáu: Kết quả hòa giải

Nếu thành: và có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến:

  • Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân.
  • Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác;

Nếu không thành:

  • Các bên tranh chấp yêu cầu UBND cấp cao hơn giải quyết;
  • Hoặc khởi kiện theo hình thức tố tụng dân sự tại Tòa án;

 

Tìm hiểu thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Liên hệ tư vấn

Bộ phận Tư vấn Luật Đất đai DHLaw.
Add: Số 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM.
Tell: 028 66 826 954
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn